Nền tảng Giao dịch Xã hội và Đầu tư Hàng đầu Thế giới

Dịch vụ khách hàng ➜ Liên hệ


☑ Thị trường Giao dịch trên eToro

⇒ Trading EUR / JPY

Ai nên cân nhắc giao dịch đô la/yên?

  1. Bất kỳ ai mang quan điểm có cơ sở về triển vọng tương ứng của nền kinh tế Eurozone và Nhật Bản. Mua đồng tiền này sẽ cho họ củng cố quan điểm rằng Eurozone hoặc Nhật Bản được tạo ra để vượt trội đối phương.
  2. Bát kỳ ai tìm cách phòng hộ cho một vị thế bên ngoài Eurozone hoặc Nhật Bản. Người đổ tiền vào đầu tư vào cổ phiếu Nhật có thể tìm kiếm sự đa dạng hóa bằng cách mua euro và ngược lại.
  3. Người giao dịch trong ngày. Những chuyển động ngắn hạn, đôi khi cực kỳ ngắn hạn, trong tỷ giá hối đoái mở ra những cơ hội chóng vánh nhưng tiềm nang sinh lời cho những người nhanh chân.

Tôi cần biết gì về đồng euro và yên?

Một bên là đồng tiền quốc gia có lịch sử từ giữa thế kỷ 19. Một bên vẫn còn là lính mới, đơn vị tiền tệ đa quốc gia với lịch sử không lâu hơn nam 1999.

Đồng yên không chỉ là tài sản duy nhất của một chính phủ quốc gia duy nhất - trái ngược với Eurozone gồm 19 quốc gia - mà nó còn chịu sự giám sát về chính trị hơn nhiều so với đồng euro hoặc thậm chí là đồng bảng Anh hoặc đồng đô-la.

Trong khi tiền Nhật Bản phục vụ một quốc gia đồng nhất về mặt xã hội với một ngôn ngữ và lịch sử chung, đồng euro lưu thông trong một liên minh tiền tệ đa ngôn ngữ trải dài từ biên giới với Nga cho đến Đại Tây Dương và từ Vòng Bắc Cực đến bên lề châu Phi.

Tuy nhiên, cặp tiền euro/yên đã chứng tỏ mình là một cuộc chơi khó cưỡng với các nhà giao dịch tiền tệ. Tất cả những khác biệt lớn này đều một số đặc điểm chung. Và bản thân những khác biệt đó có thể làm tang sự kích thích và hứng thú đối với việc có các vị thế trong hai đồng tiền toàn cầu này.

Đâu là những yếu tố chi phối mối quan hệ euro/yên?

  • Cả đồng euro và yên đều là những thành viên của giỏ tiền tệ dự trữ được Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) duy trì. Việc này củng cố đồng tiền nội bộ của IMF, "quyền rút vốn đặc biệt". Những đồng tiền khác trong giỏ là Đô-la, Bảng Anh và đồng tiền của Trung Quốc, Nhân dân tệ.
  • Nền kinh tế được euro phục vụ lớn hơn đáng kể so với Nhật Bản, khoảng 12 nghìn tỷ USD so với 5 nghìn tỷ USD. Tuy nhiên, cả hai đều nằm trong số những nền kinh tế lớn nhất thế giới và là những đối tác thương mại chính.
  • Cả Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) và Ngân hàng Nhật Bản (BOJ) đều hiện đang theo đuổi chính sách lãi suất bằng 0, thậm chí dưới 0. Vì những lý do khác nhau, cả khối Eurozone và Nhật Bản đều chịu ảnh hưởng từ tốc độ tang trưởng kinh tế chậm chạp hoặc không tang trưởng và tin rằng mình cần kích thích tiền tệ.
  • Điều này đối lập cụ thể với Mỹ và cả Anh, nơi chính sách tiền tệ có khả nang sẽ bị thắt chặt hơn là nới lỏng. Nhưng điều đó khiến cho tỷ giá euro/yên dễ bị ảnh hưởng từ các tin đồn hay báo cáo về thay đổi chính sách tại ECB hoặc BOJ.
  • Do nhà chức trách Nhật Bản rộng đường hơn những người đồng cấp châu Âu, họ có thể khởi động những sáng kiến mới với ít cảnh báo hơn, được thiết kế để hạ thấp giá trị của đồng yên và từ đó tang giá trị xuất khẩu. Việc đó có thể gây bất ổn cho bất kỳ vị thế nào mà bạn đã có được với cặp tiền euro/yên.
  • Một nguồn biến động tiềm tàng khác trong giao dịch euro/yên là sự hiện diện của các nền kinh tế hàng đầu của các quốc gia G7 trong khối Eurozone – Đức, Pháp và Ý – tất cả đều có lợi ích quốc gia và chương trình nghị sự riêng.

Kiến thức cơ bản về giao dịch cặp tiền euro/yên.

  • Lựa chọn ít rắc rối nhất là mua hoặc bán một tập hợp đồng euro hoặc yên, dưới dạng thức thực tế của chúng, hoặc hợp lý hơn, là thông qua một tài khoản giao dịch với một tổ chức tài chính hay ngân hàng của bạn. Không, đây không phải là cách tiếp cận có thể kiếm cho bạn giải thưởng về đổi mới tài chính, mà nó chỉ có huy chương tôn vinh sự dễ hiểu mà thôi.
  • Bạn có thể sử dụng hợp đồng tương lai và quyền chọn, những sản phẩm phái sinh mà thông qua đó, bạn có thể tham gia vào các giao dịch hối đoái mà không cần phải thực sự sở hữu loại tiền tệ đó. Nhưng nếu giao dịch đi "sai hướng" – nói cách khác, nếu suy đoán của bạn tỏ ra sai lầm – thì sản phẩm phái sinh có thể khá rủi ro, và cuối cùng là đắt đỏ.
  • Hợp đồng chênh lệch (CFD). Đây là phương pháp giao dịch phổ biến nhất trên tất cả các thị trường tài chính. CFD là hợp đồng giữa người giao dịch và đơn vị môi giới để chi trả cho nhau phần chênh lệch giá của một tài sản kể từ ngày hợp đồng được ký kết đến ngày ngày tất toán hợp đồng. Các sản phẩm này được dùng đòn bẩy, nghĩa là bạn có thể tiếp xúc với thị trường bằng cách chỉ đầu tư một tỷ lệ phần tram của toàn bộ giá trị bạn muốn giao dịch. Điều này có nghĩa là trong khi bạn có thể kiếm được lợi nhuận cao hơn, nhưng cũng có thể mất nhiều hơn số tiền gửi của mình nếu thị trường không được như kỳ vọng. Rủi ro thứ hai là những thay đổi nhanh chóng về giá có thể khiến số tiền trong tài khoản của bạn cũng thay đổi nhanh. Nếu bạn không có đủ tiền trong tài khoản của mình để bù đắp trong những trường hợp này, thì có nguy cơ vị thế của bạn sẽ tự động bị đóng khi số dư trong tài khoản rớt xuống một mức tiền nhất định, được xem như là mức đóng tài khoản. Dừng đặt lệnh có thể giới hạn rủi ro nhưng trong các thị trường dịch chuyển nhanh chóng, giá có thể lên hoặc xuống dưới mức kỳ vọng trước khi việc mua bán được thực hiện. Điều này có thể làm tang mức lỗ.

Tôi nên cân nhắc điều gì về giao dịch đồng euro và yên?

Đây là một thị trường giao dịch đã có từ lâu về tiền tệ của hai nền kinh tế hàng đầu, Eurozone và Nhật Bản. Đây là một thị trường dễ thanh khoản, trong đó nhu cầu tích lũy Euro hay Yên là không bao giờ cạn. Nhưng đây là hai nền kinh tế có những vấn đề riêng và đang trong giai đoạn phản ứng với chính sách kinh tế phi truyền thống nhằm cố gắng phục hồi tang trưởng.

Cảm giác tốt đẹp về tác động qua lại giữa hai đồng tiền này là điều can bản cho các nhà giao dịch Euro/Yên tương lai.

Phân tích Kỹ thuật cho EUR / JPY